Mâm Cúng Thôi Nôi bé trai thường được tổ chức khi bé mới tròn 1 năm tuổi (hay sinh nhật lần đầu), thế nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng nắm bắt được đúng quy trình, cách cúng như thế nào là chuẩn nhất. Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh Việt tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tương tự như tổ chức cúng đầy tháng thì cúng Thôi Nôi ngoài mang nét đẹp đặc trưng của phong tục, văn hóa người Việt. Nó còn thể hiện lòng biết ơn đến những người giúp bé phát triển tốt hơn, và là tình yêu thương từ đến từ bố mẹ dành cho bé. Vậy những yếu tố nào bạn cần quan tâm trong lễ cúng Thôi Nôi?
Để tổ chức làm Mâm Cúng Thôi Nôi cho bé trai, thì theo dân gian được tính theo lịch âm để cúng (Lùi 1 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé).
Ví dụ: Bé trai sinh ngày 15 tháng 06 năm 2023 (âm lịch) thì thôi nôi diễn ra vào 14 tháng 06 năm 2024 (âm lịch)
Tùy vào văn hóa mỗi nơi mà có cách tính ngày âm dương hay các tính khác nhau, nên đây chỉ là một trong những cách tính phổ biến mà nhiều người hay dùng.
Cúng Thôi Nôi là một cột mốc đặc biệt cho thấy bé đã trưởng thành. Trong ngày này, gia đình bé sẽ chuẩn bị một lễ cúng gồm nhiều lễ vật để dâng lên các Bà Mụ và Đức Ông thể hiện lòng biết ơn đến những người âm thầm đỡ đầu, mong cho bé được phát triển tốt nhất.
Theo quan niệm dân gian, việc chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cùng nghi lễ cúng sẽ mang đến duyên lành cho bé. Tùy theo văn hóa từng vùng miền (cúng thôi nôi miền Bắc, Trung, Nam) mà mâm cúng thôi nôi có thể có sự khác biệt.
Tuy nhiên lễ cúng thôi nôi cho bé trai nên có đủ cả 3 mâm lễ gồm: lễ cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, lễ cúng Thần Tài - Thổ Địa, lễ cúng Ông Táo. Nếu không có quá nhiều điều kiện bố mẹ có thể chỉ chuẩn bị mâm cúng Mụ Bà và Đức Ông cũng được. Các lễ vật theo mâm cúng bao gồm:
Tương truyền có 12 Mụ Bà chăm lo việc sinh đẻ và chăm sóc bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi thế bên cạnh tiên ông thì các Mụ Bà cũng là đối tượng được cha mẹ gửi gắm và tỏ lòng thành kính và biết ơn vào các ngày lễ quan trọng của bé như: đầy cữ, đầy tháng, thôi nôi…
Phần lễ khác tùy theo tính đặc thù phong tục của mỗi vùng miền:
*Thông tin thêm về mâm cúng: Tùy vào cách sắp xếp mâm cúng khác nhau mà bộ giấy cúng và các vật lễ được phân bố phù hợp (chia 2 mâm hoặc đặt chung 1 mâm) với mâm cúng cho đẹp mắt và hợp phong thủy với mâm cúng.
Với mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa và Gia Tiên trong lễ thôi nôi bé trai, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ chi tiết các món và vật dụng sau:
Sau đây là cách bày trí mâm cúng thôi nôi bé trai đơn giản mà gia đình, bố mẹ nào cũng có thể làm được:
Bước 1: Chuẩn bị 2 cái bàn đặt tại vị trí thờ gia tiên (nếu có) hoặc giữa nhà
Bước 2: Chọn hướng mâm cúng quay ra ngoài và người đứng cúng quay vào trong để thờ và thắp nhang.
Bước 3: Đặt các vật lễ nhỏ ở phần A lên trên 1 bàn (đặt phía trong) sao cho đối xứng hoặc cân đối với nhau, dễ nhìn và đẹp mắt
Bước 4: Đặt các vật lễ lớn như phần B.1 hoặc B.2 lên trên bàn còn lại (đặt phía ngoài)
Nguyên tắc đặt lễ bước 3: Theo dân gian, mâm lễ thờ này được đặt theo nguyên tắc Đông Bình, Tây Quả - nghĩa là hướng Đông là bình hoa, hướng Tây là trái cây
Quy trình khi đọc văn khấn: Sau khi xếp mâm cúng Thôi Nôi bé trai, gia chủ rót nước và rượu (½), thắp nhang và bắt đầu đọc văn khấn.
Sau khi hoàn thành nghi lễ cúng thôi nôi, gia đình các bé thường tổ chức một phần rất thú vị đó là cho bé bốc đồ vật chọn ngành nghề. Nghi thức thường được xem là “chọn nghề cho tương lai” của trẻ.
Các món gợi ý mâm bốc Thôi Nôi bé trai:
Lưu ý rằng việc bé bốc món đồ chơi nào chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là yếu tố quyết định nghề nghiệp của bé trong tương lai nên không cần quá đặt nặng. Trong quá trình trưởng thành, vấn đề nghề nghiệp tương lai của các bé còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Trên đây là chi tiết về lễ vật mâm cúng Thôi Nôi bé trai, các nghi thức và văn khấn cúng thôi nôi bé trai. Mong rằng các mẹ có nhu cầu tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi cho con có thể tìm thấy những thông tin cần thiết trong bài viết này.
Tag: Thôi Nôi, tư liệu tham khảo. Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói - Đồ Cúng Cao Cấp Tâm Linh Việt!