Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm được xem là mâm lễ ý nghĩa mang mọi người ngồi lại bên nhau sau 1 năm làm việc vất vả. Gác lại mọi âu lo và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và nhìn lại một năm đã qua cùng bên nhau. Bạn đang không biết mâm cúng tất niên cuối năm cần làm những món gì, Đồ Cúng Tâm Linh Việt gợi ý cho bạn những món ăn đặc trưng của ngày lễ trọng đại trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang tìm một đơn vị uy tín để tổ chức Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm trọn gói tại nhà hay công ty, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay qua Đồ Cúng Tâm Linh Việt. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tổ chức một lễ cúng Tất Niên đầy đủ và có chất lượng hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An,... và 1 số tỉnh lân cận khác.
Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm là một phần trong nghi lễ tôn giáo, phong tục và lưu giữ bản sắc văn hóa của người Việt từ xa xưa. Ngày này, mọi người quây quần bên nhau để một phần tưởng nhớ lại ông bà tổ tiên cũng như những người có ơn với chúng ta, ngoài ra còn có những người đã khuất và chia sẻ những điều tốt đẹp, thiêng liêng cùng nhau.
Mâm Cúng Tất Niên mang nội hàm sâu sắc với sự sum vầy, tưởng nhớ và ước nguyện. Trong ngày lễ cúng, mọi người thầm gửi lời cảm ơn cho cha mẹ, ông bà, người thân, bạn bè, những người xung quanh giúp ta phát triển từng ngày. Bên cạnh đó là thiên nhiên và vũ trụ đã cho mỗi người được ngắm nhìn cuộc sống này. Mâm cúng cũng là một điều chúc phúc cho năm mới tràn đầy năng lượng, may mắn, bình an và sức khỏe.
Đối với việc thắp nhang và dâng lễ trong mâm cúng Tất Niên Cuối Năm, điều này giúp lưu giữ và truyền đạt giá trị văn hóa truyền thống đến với thế hệ hiện tại và sau này, giữa con người và thế giới quan tâm linh. Một số gia đình truyền thống mang đậm văn hóa người Việt thường sẽ tụ họp đông đủ lại để bảo ban con cháu, trao yêu thương và phát triển hơn qua 1 năm có nhiều thành công cũng như thất bại, xác lập mục tiêu năm mới và giữ vững ước mơ mỗi một người.
Chúng ta càng trân quý hơn những điều mới, sẵn sàng đón nhận. Gia đình và bạn bè sẽ là điểm tựa sát cánh trong hành trình tiến bước trong năm Giáp Thìn 2024 này.
Ngày cúng Tất Niên có thể rơi vào 30 tháng Chạp đối với năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Thông thường mâm lễ cúng được chuẩn bị vào buổi trưa hoặc chiều tối. Vào năm 2024 này, bạn có thể tổ chức Tất Niên cho gia đình, xóm làng hay công ty vào ngày 30 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) ứng với ngày 09/02/2024 dương lịch Đối với một số gia đình thường bận rộn trong ngày Tết, có nhiều lễ cúng khác trùng ngày hoặc cận ngày có thể dời lại cúng sớm hơn. Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo các ngày và giờ cúng tốt cho Mâm Cúng Tất Niên 2024 dưới đây:
Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều tối ngày 30 Tết (với tháng đủ), nên năm nay 2024 sẽ tổ chức đúng ngày. Theo các chuyên gia tư vấn phong thủy, khung giờ tốt sẽ là:
Cúng Tất Niên ngày nào cũng đều có mục đích và ý nghĩa là đón Ông Táo, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu, thể hiện sự sum họp, đoàn kết, quây quần ấm cúng bên nhau của gia đình. Nhưng tốt nhất bạn nên cúng vào ngày cuối cùng trong năm để đúng với phong tục từ xưa nay cha ông truyền lại.
Mâm Cúng Tất Niên gồm những gì? là câu hỏi nhiều bạn đọc muốn biết khi năm mới Tết đến - Xuân về để chuẩn bị cho gia đình hay công ty. Qua nhiều năm tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, chúng tôi xin chia sẻ danh mục các món được chọn nhiều nhất trong Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm sau đây:
Trong dịp lễ cúng tất niên này, việc bày trí mâm cúng cũng mang một ý nghĩa quan trọng nhưng không nhất thiết là quá cầu kỳ. Chỉ cần một chút thành tâm và lòng biết ơn đến trời, đất, thần linh từ chính bản là được.
Để bày trí mâm cúng tất niên cuối năm thì thường mọi người chia ra 2 phần: 1 là mâm cúng gia tiên, 2 là mâm cúng ngoài trời ở trước sân nhà (hoặc trước cửa ra vào của ngôi nhà). Mỗi mâm lễ có thể được bày trí khác nhau tùy với mỗi gia đình.
Tuy không cầu kỳ nhưng tính trang nghiêm là điều cần có trong Mâm Cúng Tất Niên, vậy nên lễ vật thiết yếu như nhang và đèn sẽ luôn xuất hiện trên mâm lễ. Với lý do sau:
Với việc tín ngưỡng tâm linh không nằm ở một khuôn khổ nào cho nên tùy vùng miền, tùy gia đình mà mỗi nơi có một bộ lễ vật khác nhau trong mâm ngũ quả, giấy tiền, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng hay mâm cúng. Trong ngày cúng tất niên, việc cúng chay hay mặn đều được và điều này nằm ở tâm người cúng, khi đó mọi thứ sẽ được suôn sẻ và thuận lợi nhất.
Thực chất, ngày lễ tất niên cúng chay hay cúng mặn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa và tín ngưỡng của mỗi gia đình và vùng miền. Đối với gia đình theo Đạo Phật thì sẽ cúng tất niên bằng các món chay. Đối với những người bình thường thì có thể cúng chay hoặc làm mâm cơm cúng đầy đủ các món mặn, ngọt, xào, chiên.
Tuy nhiên, dù cúng chay hay cúng mặn, cầu kỳ hay đơn giản thì người cúng hay gia chủ tâm vẫn phải thành kính, luôn biết ơn tổ tiên. Do đó, khi lên thực đơn các món để cúng lễ tất niên thì bạn cần lưu ý những điều trên.
Tham khảo thêm Văn Khấn Tất Niên - Bài văn khấn cúng tất niên ngày 30 Tết Nhâm Thìn 2024 trong nhà, ngoài trời Chi Tiết!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ................
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............
Tín chủ (chúng) con là:............
Ngụ tại:.........................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A di đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A di đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A di đà Phật (cúi lạy)
Cũng như nhiều lễ cúng khác, cúng Tất niên cũng có những điều kiêng kỵ hoặc cấm làm để không vi phạm các quy tắc nội hàm ngày cúng.
Lời kết: Đồ Cúng Tâm Linh Việt xin kính chúc quý vị đọc giả nhiều sức khỏe và tích lũy thêm kiến thức trong việc tổ chức các nghi thức cúng bái. Chúc mọi người đón một năm mới nhiều niềm vui cùng không khí ấm áp bên gia đình và người thân. Xin cảm ơn!
Tag: Mâm cúng tất niên cuối năm, Mâm cúng 30 Tết, tư liệu tham khảo. Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói - Đồ Cúng Cao Cấp Tâm Linh Việt!