Người Việt xưa cho rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, thường được thờ ở nhà bếp nên được gọi là vua bếp. Để được Táo quân phù hộ người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể. Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm mâm cúng ông táo về trời.
Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà... Với mỗi vùng miền lại có mâm lễ cúng khác nhau. Vậy mọi người đã biết mâm cúng ông Táo thế nào và bao gồm những gì chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.
Thao dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng. Hằng ngày, Táo quân ghi lại những công tốt, công xấu của mọi người để đến cuối năm trở về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ vào ngày 23 tháng chạp người ta thường làm mâm cúng ông táo về trời.
Theo quan niệm tâm linh người xưa, nguồn gốc của Táo Quân chính là vua bếp núc, bao gồm hai Táo ông và 1 Táo bà . Họ chính là những vị thần có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến phúc đức của gia chủ cũng như đại diện cho sự thật.
Một năm mới bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc vào 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp m lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.
Theo quan niệm của các chuyên gia phong thủy thì ngày ông Táo ông Công về trời là sau 13 giờ ngày 23 tháng Chạp. Sau khi bày lễ vật, thắp hương và đọc văn khấn, đợi hương tàn ta lại thắp thêm một tuần hương nữa. Tiếp đó, đốt vàng mã và thả cá chép ra ao, sông, hồ,… để Táo Quân về chầu Trời. Người Việt Nam thường thả cá chép phóng sinh trong hôm đó để cầu cho gia quyến bình an.
Xem thêm: Mâm cúng giao thừa cuối năm
Năm 2024, ngày đưa ông Công, ông Táo về trời sẽ thường diễn ra vào ngày 23 tháng 12 âm lịch tức thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch. Ngày này Táo Quân lên chầu trời để kết thúc một năm cũ và bắt đầu 1 năm mới thêm nhiều thuận lợi, bình an cho cho cuộc sống.
Mâm cúng ông Táo trọn gói không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo công.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm kết thúc một năm lao động, hoàn tất mọi công việc bận rộn của một năm để tiễn Táo quân lên báo cáo trên Thiên đình. Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cúng ông Táo đầy đủ để tiễn các thần đi.
Mâm cúng ông Táo trọn gói đầy đủ bao gồm:
Lễ cúng ông Công ông Táo, Mâm cỗ mặn cúng Táo quân gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Ngoài ra người dân còn chuẩn bị 2-3 con cá chép thả trong chậu nước cúng cùng các lễ vật khác. Sau khi cúng xong sẽ đem phóng sinh ở ở sông, ao nghĩa là đưa ông táo về trời. Phóng sinh cá chép ngày lễ Tết ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
Trong ban thờ, ngoài các lễ vật, các gia đình cần chuẩn bị văn khấn Nôm cúng Táo Quân và hương nhang đầy đủ. Mâm lễ vật chủ yếu là lòng thành, vì thế nếu gia đình không có điều kiện, có thể giản lược bớt miễn sao đủ 3 đồ lễ và mỗi bát hương phải đủ một nén.
Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho biết, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo được đặt trong bếp, cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp, vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình. Thờ thần bếp là mong muốn giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hòa.
Cách cúng ông Táo ngày thường như thế nào không còn khó khăn mà còn đảm bảo phù hợp với tín ngưỡng truyền thống. Khống giống như cúng vào ngày 23 tháng Chạp nhiều lễ vật phức tạp, nhiều khi cần phải đến tờ giấy để ghi chú danh sách các món cần chuẩn bị.
Thủ tục cúng mỗi ngày chỉ cần chén nước, chén rượu đầy đủ, luôn luôn được thay hàng ngày. Việc lau chùi dọn dẹp sạch sẽ trang nghiêm.
Xem thêm: Bài Cúng Ông Táo
Việc cúng ông công ông táo là việc rất quan trọng vào dịp cuối năm nên hầu hết gia đình nào cũng đều chuẩn bị tươm tất và chu đáo. Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn ngày nay nên nhiều gia đình đã không chú tâm vào mâm thờ cúng và đã không chuẩn bị được mâm cúng ông Táo trọn gói được đầy đủ và đúng phong tục.
Xem thêm: Mâm cúng tất niên cuối năm 2023
Đồ Cúng Tâm Linh việt - Nơi cung cấp dịch vụ tốt nhất
Hiểu được điều đó nên công ty Tâm Linh Việt của chúng tôi chuyên cung cấp mâm cúng Ông Táo trọn vẹn và chu đáo nhất.
Liên Hệ 0901 30 56 68 để được tư vấn báo giá miễn phí
- Dịch vụ Công ty TNHH TM Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Đồ cúng trọn gói cao cấp xin cam kết
Nếu gia đình bạn quá bận rộn và không có thời gian chuẩn bị mâm cúng ông Táo trọn gói theo phong tục tập quán thì hãy đến với chúng tôi. Tâm Linh Việt đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Hãy liên hệ ngay theo số Hotline: 0901 30 56 68 hoặc truy cập vào website: https://docungtamlinhviet.com/ để được báo giá và đặt đồ cúng ông táo. Chúc các bạn thành công!