Tết Nguyên Đán luôn là thời điểm được mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là ngày nghỉ lễ dài nhất,để những đứa con xa nhà xa quê hương có cơ hội về với cha mẹ, đoàn tụ vợ chồng. Có lẽ vì thế mà hầu như gia đình nào dù giàu hay nghèo đều muốn chuẩn bị những gì tốt nhất cho Tết, đặc biệt là mâm cúng mùng 1 Tết. Nhưng không phải ai cũng biết cần phải chuẩn bị những gì để bữa cơm ngày Tết được phong phú, trọn vẹn. Hãy cùng Tâm Linh Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nhân gian có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, ý nghĩa của ngày mùng 1 Tết cũng dựa trên điều này.Sở dĩ ngày này dành cho người cha là vì theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt, người cha giữ vị trí cao nhất và là trụ cột trong gia đình. Câu tục ngữ “Con không cha như nhà không nóc” thể hiện vị trí quan trọng của người cha trong gia đình.Được coi là “mái nhà” – vị trí cao nhất, bảo vệ các thành viên bên trong.Cha đã dành cả cuộc đời để bảo vệ những người ông yêu thương và là trụ cột vững chắc của gia đình. Bởi thế, ngày mùng 1 Tết là dịp để con cái thể hiện sự biết ơn, lòng tôn kính với cha mình.
Mùng 1 Tết là thời khắc quan trọng, là thời điểm gia đình đoàn tụ sau một năm lao động, học tập vất vả.Chính vì vậy mâm cỗ Tết cũng được chăm chút kỹ lưỡng hơn thường lệ với đầy đủ các món ăn.Với mong muốn luôn có một năm đủ đầy, sung túc và hạnh phúc, hầu hết các gia đình đón Tết sớm đều sẽ bày biện các món ăn đa dạng, tất cả đều được bày biện cẩn thận và bắt mắt. Hơn nữa, mâm cúng ngày Tết (mùng một) còn được dùng để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và cả những người đã có công xây dựng và giữ gìn hòa bình cho đất nước.Vì vậy, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị chu đáo mâm cúng từ tối giao thừa cho đến hết ngày mồng 3 Tết.
Theo quan niệm dân gian, mâm cơm cúng mùng 1 Tết thường có những vật phẩm sau: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, đèn, nến, trà, bánh chưng/bánh tét,… Bên cạnh đó, tùy mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng ngày đầu năm được làm theo cỗ mặn hoặc cỗ chay. Hiện nay, nhiều gia đình cũng không quá chú trọng món ăn, mâm cỗ chỉ cần 4-5 món phù hợp với kinh tế, điều quan trọng vẫn là tấm lòng hướng về tổ tiên và không khí quây quần bên nhau trong ngày tết. Chúng ta cùng điểm qua một số cách bày mâm cỗ quen thuộc, đơn giản ở các vùng miền nhé!
Mâm cỗ miền Bắc sẽ có đầy đủ 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Ngoài ra, những gia đình đông người hay thích cúng tết cầu kỳ sẽ chuẩn bị 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa.
Thường ở miền Bắc, vào năm mới sẽ không sát sinh nên hầu như các món trong mâm cỗ phải đều được chuẩn bị từ trước.
Mâm cỗ miền Trung thường đủ đầy các món từ khô đến nước, hầu hết sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà như nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim,… Ngoài ra còn có thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm và một đặc trưng trong món ăn người miền Trung đó chính là món cuốn, nên không thể thiếu bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị. Cuối thực đơn thường là những món tráng miệng như bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu được nặn theo hình trái cây rất nghệ thuật.
Mâm cúng mùng 1 tết ở miền Nam sẽ đơn giản hơn nhiều vì hầu hết sẽ phụ thuộc vào kinh tế gia đình, thể hiện sự trù phú và màu mỡ của vùng đất đồng bằng và không quá cầu kỳ như miền Bắc. Món ăn trong mâm cỗ miền Nam sẽ phong phú hơn và không quá gò bó theo một quy chuẩn nhất định bao gồm chả giò chiên, lạp xưởng, gỏi gà luộc xé phay ăn kèm củ kiệu. Đặc biệt hơn là không thể thiếu món bánh tét với nhiều loại như tét nếp cẩm, tét ngọt, bánh tét dừa, bánh tét nhân thịt hoặc trứng vịt,… Ngoài ra, hai món ăn quan trọng thường xuất hiện nhiều trong mâm cỗ đó là thịt kho hột vịt và canh khổ qua với ý nghĩa mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc và viên mãn.
Quan niệm một số gia đình theo Phật giáo thì ngày đầu năm không nên sát sinh. Do đó thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta chuẩn bị mâm cỗ chay. Một vài món ăn thường xuất hiện đó là:
Thời gian thực hiện dâng lễ vật cúng mùng 1 tết tốt nhất là vào sáng sớm. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể cúng vào sáng mùng 1 và tuyệt đối không được cúng sau 12h trưa. Vào ngày mùng một Tết, gia chủ đặt mâm cúng lên bàn thờ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng và lễ vật. Những gia đình nào cúng bên ngoài sẽ chuẩn bị thêm mâm cúng ở ngoài sân hoặc trước cửa. Sau đó gia chủ ăn mặc chỉnh tề, trang trọng rồi thắp hương làm lễ. Sau đó, gia chủ đọc văn khấn tạ ơn tổ tiên và Thần linh, cầu nguyện tổ tiên và Thần linh luôn phù hộ cho gia đình bình an, hòa thuận, sức khỏe và thịnh vượng. Khi đọc văn khấn, gia chủ nên thành tâm, đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải để tránh đọc sai. Sau khi làm xong, gia chủ chắp tay lạy ba lạy, đợi cho cây nhang tỏa ra rồi lạy để nhận được sự may mắn.
Qua bài viết trên, Đồ Cúng Tâm Linh Việt đã tổng hợp những thông tin về mâm cúng mùng 1 tết gồm những gì để bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo. Mong rằng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn trong việc chuẩn bị mâm cúng ngày tết đầy đủ và chỉn chu.