Vào dịp Tết đến xuân về mỗi gia đình đều đến những ngôi đền, chùa cầu cho mọi thành viên trong gia đình được bình an, mạnh khỏe làm ăn phát đạt. Các bạn thường không biết ngôi đền chùa nào có thể nghe thấy những điều bạn nói. Hãy để Đồ Cúng Tâm Linh Việt giới thiệu cho bạn top những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam nhé!
Mảnh đất thủ đô ngàn năm tuổi không thiếu những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính. Tuy nhiên chốn linh thiêng nhất phải nói đến Phủ Tây Hồ. Nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây và phía trước là một làng cổ thành Thăng Long. Đầu làng đã có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh là một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca và thơ phú, đức độ đã được dân gian tôn lên làm Thánh Mẫu.
Vậy nên vào dịp Tết đến xuân về lại có rất nhiều khách hành hương về đây. Không chỉ những người dân Hà Nội mà đa số du khách thập phương đến thăm Hà Nội đều đến Phủ Tây Hồ thắp hương cầu phúc với hi vọng năm mới may mắn và an lành.
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho ở khu Cô Mễ tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho là nơi tưởng niệm một người phụ nữ nước ta khéo léo trong việc tổ chức sản xuất và tích trữ lương thực cùng việc trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trận chiến Như Nguyệt.
Đền được người dân lập nên tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho để tưởng nhớ bà. Mọi người đến lễ đền người đi lễ để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm để có một năm làm ăn phát đạt kinh doanh thuận lợi.
Đền Trần là một đền tại đường Trần Thừa - Lộc Vượng- Nam Định. Đây là nơi thờ các vị vua nhà Trần cùng với các quan lại có công với triều đình. Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính đó là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa. Các công trình đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau.
Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng giêng âm thành phố Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần. Theo quan niệm ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h ngày 14 tháng 1. Vậy nên cứ vào ngày đó hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần để xin ấn.
Đầu năm các thế hệ học trò, sĩ tử đi đến Quốc Tử Giám xin chữ. Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể rất đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô. Nơi đây đã được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Mô hình của khu di tích gồm các khu: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Các bạn đến với khu di tích hy vọng mong muốn một năm học tập suôn sẻ, thuận lợi đạt kết quả cao.
Muốn cầu duyên thì không thể không đến chùa Hà tại Hà Nội. Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần triều đình như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình. Ngôi chùa nằm trên phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Vào những dịp Tết, ngày rằm được người dân đến để cầu duyên. Những người đang cô đơn còn lẻ bóng và những người không may trong chuyện gia đình, những đôi bạn trẻ đang yêu họ đến chùa để cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn. Khi đến chùa chỉ cần ít tiền vàng, hoa, trầu cau một chút tiền lẻ.
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn nằm ở xã Tân Thành- Hữu Lũng - Lạng Sơn. Đây là đền thờ Mẫu kiểu mẫu điển hình ở Việt Nam. Đền nằm trên một quả đồi cao với xung quanh rợp bóng cây cổ thụ trăm năm tuổi. Đền Bắc Lệ là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, nữ thần núi. Là người trông coi và cung cấp, ban phát nguồn của cải của núi rừng cho con người.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Với các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước hòa chung với không khí của tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng và những điệu nhạc cộng thêm những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền mong được bình an.
Chùa Duyên Ninh ngụ tại làng cổ Chi Phong- Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Chùa là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ X như: Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh. Tương truyền chùa là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường tới. Cũng là nơi công chúa Lê Thị Phất Ngân cùng với tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn. Mọi người đến chùa để cầu duyên và cũng cầu tự nếu hiếm muộn đường con cái.
Nếu ngoài Bắc có chúa Duyên Ninh, chùa Hà để cầu duyên thì trong Nam có chùa Ông rất thiêng. Chùa nằm ở số 676 đường Nguyễn Trãi thành phố HCM. Trong chùa thờ chính là Quan Công một nhân vật thời Tam Quốc người tài đức vẹn toàn. Đây là địa chỉ tâm linh của người Hoa và người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Đông đảo nam thanh nữ tú đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.
Đền Chử Đổng Tử nằm ở Khoái Châu - Hưng Yên gắn liền với mối tình nàng công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Mối lương duyên đẹp của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì vậy, Mọi người đến đây để cầu mong tìm được tình yêu chân chính đẹp đẽ và gia đình yên ấm.
Mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì hàng triệu người dân khắp tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Ngày hội vào ngày 6 tháng giêng tới 18 tháng 2 Âm lịch hàng năm.
Những ngày tổ chức lễ hội chùa Hương lại tấp nập vào ra hàng trăm con thuyền. Khi đến chùa Hương bạn sẽ được ngôi thuyền đi theo dòng nước chảy hai bên là ruộng lúa và núi rừng. Bạn có thể leo núi lên đỉnh Hương Tích vào hang xin sữa mẹ. Đến với chùa Hương mong cầu cho năm mới gia đình bình an làm ăn phát đạt.
Bái Đính không chỉ là một trong những ngôi chùa cầu tài lộc linh thiêng nhất mỗi dịp đầu năm mà còn là địa chỉ không thể bỏ qua cho những tín đồ săn ảnh khi đến Ninh Bình. Bái Đính bao gồm hai khu vực, đó là Bái Đính cổ tự và Bái Đính tân tự. Bái Đính cổ tự dẫn các bạn đến nơi thờ Mẫu, thờ thánh Nguyễn hay Thần Cao Sơn và ở đây có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam.
Đến Bái Đính thì không thể không ghé thăm Bái Đính tân tự, bởi ở đây chứa những kỉ lục “cực chất”, nào là tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang đặt những tượng La Hán đa dạng dài nhất châu Á… Cùng với hai sắc màu đó là nâu cổ điển của gỗ, của ngói và xanh thanh tịnh của những tảng đá tất cả những điều đó khiến Bái Đính nổi bần bật giữa mây trời sông nước.
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông, khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may. Thời gian diễn ra lễ hội từ 10 tháng Giêng - tháng 3 âm lịch.
Chùa Tây Thiên nằm trên vùng đất thiêng thuộc dãy Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên ở chùa Tây Thiên cũng kỳ thú, thanh bình và ngoạn mục trong mọi khoảnh khắc.
Du khách thập phương đến đây hành hương, cúng bái, cầu tài, cầu lộc. Với với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên sẽ đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại.
Địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc cũng nổi tiếng không kém những ngôi chùa trên chính là chùa Ba Vàng. Cũng nằm ngay trên địa phận Uông Bí, Quảng Ninh ngôi chùa mang tên Ba Vàng tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng nổi tiếng với khu chùa rộng lớn và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng thiên nhiên hòa quyện.
Gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Thiền Sư, hậu duệ của Tam tổ Trúc Lâm chùa Ba Vàng giờ đây là một điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng được các tín đồ và du khách khắp thập phương về viếng thăm hằng năm, đồng thời cũng là nơi tu học của rất nhiều Phật tử.
Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10/3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.
Đền chùa là nơi linh thiêng, nơi mọi người cầu an lành, cầu tình duyên, làm ăn phát đạt. Mong độc giả Đồ Cúng Tâm Linh Việt cầu được, ước thấy đạt được ước muốn của mình.