Còn điều gì hạnh phúc hơn khi gia đình chào đón một thành viên mới. Chính vì thế mà mỗi cha mẹ đều rất quan tâm đến việc làm mâm đầy tháng của con sắp tới cần chuẩn bị những gì?
Mọi người quan niệm rằng chuẩn bị tốt một mâm cúng cho bé đầy đủ, đúng thủ tục thì con bạn sẽ vui vẻ, bình yên và may mắn trong cuộc sống sau này. Đồ cúng Tâm Linh Việt xin chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng miền Bắc đầy đủ qua bài viết dưới đây.
Người xưa quan niệm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều do bà Chúa đầu thai và do bà Mụ nặn thành còn Đức ông có nhiệm vụ bảo vệ “mẹ tròn con vuông” đến lúc sinh ra. Chính vì vậy, mà cha mẹ nào cũng chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng như lời cảm ơn đến các vị thần đã che chở, phù hộ cho bé mau ăn và đó cũng là cách thể hiện tình thương bao la vô bờ bến dành cho con.
Xem thêm: Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng miền Nam đơn giản
Những lễ vật cần phải có trong mâm cúng đầy tháng miền Bắc
Nhiều bậc cha mẹ là người miền Nam nhưng do điều kiện công việc nên chuyển vào miền Bắc để sinh sống. Ngày bé đầy tròn tháng tuổi ba mẹ muốn tổ chức một bữa tiệc mời anh em họ hàng và bạn bè thân quen ở đây dự định làm mâm cúng đầy tháng cho bé theo phong tục người miền Bắc.
Về căn bản thì mâm cúng đầy tháng của người miền Nam không khác mâm cúng của người miền Bắc là mấy, chỉ là cách chế biến gia vị có phần khác nhau mà thôi.
Chuẩn bị mâm đồ cúng đầy tháng tốt giúp bé mau ăn, chóng lớn, hạnh phúc hơn
Nếu bạn không biết cúng đầy tháng phải chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc chuẩn nhất.
Miền Bắc là cái nôi của đất nước Việt Nam, là gốc, là cội nguồn của những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc, bé gái ở miền Bắc có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.
Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những lễ sau trên mâm cúng đầy tháng: Lễ cúng Mụ (gồm 12 mụ đã nặn đầu, nặn tay, chân,.. cho con và bà Chúa), lễ cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy.
Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng còn phụ thuộc vào giới tính của em bé là bé trai hay bé gái. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị đồ cúng và cúng vào đúng ngày cúng cho bé, nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái thì lùi lại 2 ngày – “nữ lùi 2, trai lùi 1”.
Theo phong tục người Việt trẻ được sinh ra là nhờ công lao to lớn của bà Mụ và Đức ông. Nên làm mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 mâm được đặt ở 2 bàn (1 mâm cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông) gồm những lễ sau:
Xem thêm: Mâm cúng đầy tháng bé trai trọn gói Mâm cúng đầy tháng bé gái trọn gói
Thông thường đồ cúng bà Mụ sẽ được đặt trên hai bàn, 1 bàn nhỏ và 1 trên bàn lớn. Bàn lớn thì bày lễ vật cúng bà Mụ, bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà.
Đồ lễ được sắp xếp trên bàn to một cách cân xứng với nhau, đồ lễ khác sắp xếp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây quả”, nghĩa là phía đông đặt bình hoa, phía tây đặt mâm ngũ quả và các lễ vật.
Nghi thức lễ cúng đầy tháng bé trai miền Bắc do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện. Người này phải ăn mặc chỉnh tề, mặc áo dài khăn đóng để thực hiện lễ thắp nhang và khấn vái.
Gồm hai nghi thức cúng là nghi thức khai hoa (đọc tên tuổi, cầu may) và nghi thức bắt miếng – nghi thức đưa hoa qua lại trên miệng bé trai để mong sau này những điều tốt đẹp sẽ đến từ miệng bé (mong những điều tốt đẹp).
Sau nghi thức cúng đầy mụ trên là nghi thức đặt tên cho bé trai. Trong cúng đầy tháng miền Bắc Sau khi đã cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bé trai, để đặt tên cho con thì phải tiến hành nghi thức xin keo.
Với tên của bạn đặt cho bé, nếu gieo hai đồng tiền bằng bạc thật vào chiếc dĩa đá sâu lòng hai mặt đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại lần nữa.
Nếu gieo được 1 mặt úp 1 mặt ngửa tức bạn đã được tổ tiên cho phép đặt tên đó cho con mình. Nếu gieo 3 lần mà chưa được thì bạn phải đổi tên khác cho bé trai của mình.
Nghi thức đặt tên bằng hình thức xin keo này đến nay chỉ còn một số gia đình duy trì và áp dụng vì có nhiều quan niệm nên bỏ qua nghi thức này khi thực hiện lễ cúng mụ theo phong tục miền Bắc.
Cũng như vậy, nghi thức làm phép để người mẹ kết thúc ở cữ cũng được đông đảo người trong xã hội cho là hủ tục và đã bỏ bớt, chỉ duy trì ở một số gia đình.
Gia đình cũng cần chuẩn bị những phong bao tiền lì xì để khi kết thúc những nghi lễ này lì xì cho bé trai. Đây được thể hiện như là trai những sự may mắn, tiền tài và mang đến nhiều hạnh phúc cho đứa trẻ, cầu chúc sau này đứa trẻ sẽ có cuộc đời sung túc, ấm no và thuận lợi.
Những lễ vật mâm cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc cần chuẩn bị những thứ gồm lễ cúng Mụ và lễ cúng Đức Ông như lễ cúng đầy tháng bé trai.
Tuy nhiên, trong cúng đầy tháng miền Bắc, đối với bé gái, món chè không phải là chè đậu trắng mà là chè trôi nước. Chè trôi nước thể hiện sự tròn trịa, trắng trẻo, mịn màng, thanh thoát của một người con gái.
Món chè trôi nước để cầu mong cho đứa con gái của mình luôn luôn tròn đầy, trong trắng, đẹp đẽ và thanh khiết. Đặc biệt gia đình hãy chuẩn bị những lễ vật cúng đầy tháng một cách đầy đủ và chu đáo sao cho thành tâm nhất.
Những nghi thức lễ khi cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc cũng giống như những nghi lễ đối với bé trai gồm lễ khai hoa, lễ bắt miếng và nghi lễ đặt tên (nếu có).
Cách thức bày mâm cúng và người khấn vái cúng giống bé trai. Tổ chức lễ đầy tháng của bé gái cũng nên được tặng phong bao lì xì để đem lại sự may mắn, tiền tài cho bé sau này.
Trước khi cúng đầy tháng cho bé, bạn phải chọn giờ phù hợp với tuổi tác, giờ sinh, mệnh của con cái để chọn giờ cúng đầy tháng cho con. Việc chọn giờ cúng phù hợp trong lễ cúng đầy tháng miền Bắc là một điều có ý nghĩa quan trọng.
Điều này thể hiện được sự hòa hợp giữa âm dương với khí huyết, vận mệnh của đứa trẻ. Thời gian thường được mọi người chọn để cúng là buổi sáng sớm hoặc lúc chiều muộn. Đây là thời điểm đất trời giao thoa giữa ban ngày và ban đêm nên rất phù hợp để làm lễ cúng cho bé.
Khi Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai, bạn phải tính vào ngày âm lịch, không nên tính theo ngày dương lịch. Vì dương lịch là lịch tây, nếu làm nghi thức nghiêng về phía tâm linh thì phải lấy âm lịch thì đấng tâm linh mới hưởng và biết được lòng thành của bạn.
Cúng đầy tháng miền Bắc, miền Nam, miền Trung tuy khác nhau nhưng đều được mọi người quan tâm và tổ chức thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé này một cách nghiêm túc, đầy đủ cho những đứa con mình mới sinh ra đời.
Theo quan niệm, lễ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc là rất cần thiết đối với những người nơi đây, một phần vì đó là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, mặt khác lại muốn cầu may, cầu sự an yên cho đứa con của các bậc cha mẹ và tạ ơn các vị thần đã đem lại bình yên cho bé.
Sau khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc hoàn tất, đại diện gia đình sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn đầy tháng để báo cáo với ông bà tổ tiên cũng như tạ ơn các vị thần linh.
Qua bài viết trên, Đồ Cúng Tâm Linh Việt đã chia sẻ tới bạn một số thông tin về cách chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục Miền Bắc.
Ngoài cách tự mình tìm hiểu và chuẩn bị làm mâm cúng đầy tháng miền Bắc bạn có thể tìm hiểu sử dụng các dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Tâm Linh Việt. Cha mẹ muốn biết thêm chi tiết về dịch vụ sửa soạn mâm đồ cúng tại công ty chúng tôi có thể truy cập vào website: https://docungtamlinhviet.com hoặc gọi điện tới hotline: 0901.305.668 để chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trọn vẹn nhé!
Tag: Đầy tháng, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!