Phong tục thờ Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX . Bạn có thể thấy bàn thờ xuất hiện ở ngay trong nhà, cửa hàng hoặc công ty. Vào ngày mùng mười tháng giêng các gia đình, cửa hàng, công ty đều sửa soạn lễ vật để cúng Thần Tài. Điều ấy làm bạn thắc mắc tại sao phải thờ Thần Tài, cũng như ý nghĩa của việc cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng giêng? Hãy để bài viết dưới đây gỡ rối những thắc mắc của bạn nhé!
Trước tiên để biết ý nghĩa của việc cúng Thần Tài ngày 10 tháng 1 âm lịch như thế nào chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn thông tin Thần Tài là ai và nguồn gốc ra sao?
Truyền thuyết kể lại rằng Thần Tài là vị thần trông nom tiền bạc, ngân xuyến. Một lần do uống rượu quá say Thần Tài chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên đường về, quên mất mình là ai. Ông thường lang thang và đi xin ăn để sống qua ngày.
Một ngày ông được một chủ quán ăn mời vào ăn. Từ khi ông lão ăn xin bước vào thì quán ăn trở nên đông khách lạ thường, người người ra vào tấp nập. Thấy vậy ông chủ quán có nhã ý giữ ông lão ở lại và hàng ngày cho ông ăn uống chu đáo.
Thời gian trôi qua ông lão ăn xin đã nhớ lại mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông về trời là ngày mùng 10 âm lịch. Bởi thế mà sau này nhân gian nhớ ngày mùng 10 hàng tháng là ngày Thần Tài . Và từ đó duy trì phong tục thờ cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng giêng, đó ngày Thần Tài đầu tiên của năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc, ngân xuyến
Vào ngày mùng 10 tháng giêng mỗi năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài. Mọi nhà, cửa hàng công ty đều sửa soạn lễ vật cúng Thần Tài thể hiện lòng biết ơn Thần Tài 1 năm qua đã luôn phù hộ, bảo vệ gìn giữ tiền bạc, của cải, ngân xuyến cho gia chủ. Và mong muốn cầu xin tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi.
Phong tục thờ cúng Thần Tài với quan niệm cầu mong cho năm mới làm ăn thuận lợi
Theo kinh nghiệm ông bà ta truyền lại: Vào ngày thường và ngày mùng 10 hàng tháng thì đồ cúng Thần Tài là đồ chay, riêng ngày mùng 10 tháng giêng thì cúng đồ mặn. Đồ cúng có thể là tôm luộc, lợn quay và trứng luộc 3 quả đều được.
Ngoài đồ mặn ra cũng cần bày thêm khay vàng giấy, hai cây đèn cầy nhỏ để hai bên, một khay nước có 3 cốc và 2 chén rượu, hoa quả tươi.
Trên đây là chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài. Hi vọng với chia sẻ trên phần nào giúp bạn hiểu thêm về phong tục thờ cúng Thần Tài của Việt Nam. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết cách chuẩn bị mâm cúng cho đầy đủ, hãy liên hệ với Đồ Cúng Tâm Linh Việt qua hotline: 0901 305 668 hoặc truy cập website: docungtamlinhviet.com để đặt mâm lễ cúng thần tài trọn gói tại nhà theo đúng phong tục.
Tag: Tin tức, tư liệu tham khảo. Dịch Vụ Đồ Cúng Cao Cấp - Đồ Cúng Tâm Linh Việt