Kiêng Kỵ Khi Đặt Bàn Thờ Ông Táo

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Kiêng Kỵ Khi Đặt Bàn Thờ Ông Táo
Ngày đăng: 29/12/2023 14:32:18:PM   -     Lượt xem: 443
 Mục lục bài viết

    Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ông Táo là vị thần cai quản bếp núc, là cầu nối giữa thế giới thần linh và con người. Bàn thờ ông Táo là nơi để gia đình thờ cúng, tưởng nhớ và cầu mong sự phù hộ của ông Táo. Trong bài viết lần này, Tâm Linh Việt mời các bạn cùng tìm hiểu về những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Ông Táo nhé!

    1. Sự tích ông Táo

    Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

    Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

    Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

    Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

    Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

    2. Ý nghĩa của việc thờ ông Táo

    Nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn, các gia đình đều có tục lệ đặt bàn thờ và cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Đây được xem như hoạt động tiễn ông Táo chầu trời sau một năm che chở, phù hộ cho gia đình. Việc thờ cúng ông Công, ông Táo cũng thể hiện nguyện vọng, sở cầu của các thành viên về một năm mới hạnh phúc, thuận lợi và bình an. Bàn thờ ông Táo thờ cúng 3 vị thần, gồm một bà Táo và hai ông Táo: 

    • Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân 
    • Bản gia Ngũ phương Ngũ thế Phúc đức chính thần 
    • Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần

    3. Bàn thờ ông Táo có những gì?

    Để bày trí bàn thờ Táo quân, bạn cần chuẩn bị một số đồ vật thiết yếu được liệt kê dưới đây:

    • Kệ được xây hoặc đóng kệ gỗ
    • Bài vị của ông Táo 
    • Lư hương
    • Bình cắm hoa 
    • Đĩa để đựng trái cây 
    • Ly đựng nước

    4. Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo 

    Xét về khía cạnh tâm linh, việc thờ cúng, hương hỏa cần phải đặc biệt chú ý về mặt phong thủy, lễ lạy. Chính vì vậy, gia chủ không được phạm vào những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo dưới đây: 

    • Không đặt bàn thờ gần hoặc đối diện nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, vì những nơi này có khí ô uế, làm mất đi sự tôn nghiêm, linh thiêng của các vị thần Không đặt bàn thờ ông Công, ông Táo trên nóc tủ.
    • Không đặt bàn thờ hướng thẳng ra cửa chính hoặc lối đi chính trong nhà, vì dễ hao tài của, giảm may mắn và gia đạo bất an. 
    • Tránh đặt tủ bếp kết hợp với bàn thờ tại các vị trí bí bách, ẩm ướt, gần toilet hoặc cửa phòng ngủ.
    • Không đặt bàn thờ ông Táo cạnh nguồn nước, vì Táo quân thuộc tính hỏa trong ngũ hành, đại kỵ với những nơi nhiều nước như bồn rửa bát, khiến vận khí của gia chủ giảm sút. 
    • Không nên đặt hướng của bàn thờ tại các hướng xấu như hướng Bắc, hướng Đông Nam, hướng Nam, hướng Đông. 
    • Không đặt bàn thờ ở vị trí thấp, vì dầu mỡ, bụi bẩn sẽ bám vào bàn thờ, đây là điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo.
    • Không nên dùng bàn thờ cũ hoặc gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ cúng ông Táo.
    • Lễ cúng ông Táo không nên đặt ở dưới bếp vì ảnh hưởng đến sự kết nối tâm linh giữa ông Táo và các thành viên trong gia đình Khi lập bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ 3 bài vị Táo quân.
    • Khi phóng sinh cá chép, không được để cá bị chết trong quá trình thả mà nên nhẹ nhàng để cá bơi lội trong dòng nước.
    • Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên cúng ông Táo từ 9h - 11h30 sáng ngày 23 tháng Chạp.

    5. Vị trí đặt bàn thờ ông Táo

    Bạn có thể đặt bàn thờ Táo quân vào chính giữa của tủ bếp cũng được. Nói chung bàn thờ Táo quân nên được đặt tại vị trí cao ráo và trang trọng trong bếp. Không nên đặt tại vị trí thấp, cũng không nên đặt quá cao sẽ gây khó khăn trong việc thắp hương cúng viếng.

    6. Hướng đặt bàn thờ ông Táo 

    Mỗi người lại có một niên mệnh khác nhau nên gia chủ cần soi chiếu Bát trạch để đặt hướng bàn thờ sao cho đúng. Theo phong thủy, có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu:

    • Cung Sinh Khí: Thuận lợi trong mọi mặt từ công việc, sức khỏe, gia đình cho đến con cái 
    • Cung Thiên Y: Sức khỏe của gia đình luôn tốt và có tuổi thọ cao 
    • Cung Diên Niên: Gia đình hòa thuận, không xảy ra xích mích, vợ chồng - con cái gắn bó, thân thiết 
    • Cung Phục Vị: Gặp nhiều may mắn, hanh thông trên con đường công danh, sự nghiệp hay thi cử 
    • Cung Tuyệt Mệnh: Gia chủ dễ gặp xui rủi, không thuận lợi trong đường con cái, con dễ chết yểu hoặc nhà tuyệt tự 
    • Cung Ngũ Quỷ: Các thành viên trong gia đình dễ hao tốn tiền của, bệnh tật liên miên 
    • Cung Lục Sát: Hao tốn tiền của, công việc bị mất, gia đình bất hòa 
    • Cung Họa Hại: Gia đình gặp nhiều điều không may về sức khỏe và thường xuyên lục đục.

    7. Cách cúng ông Táo đúng phong thủy 

    • Ngày cúng 

    Gia chủ chỉ cần thắp nhang, cúng ông Táo vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, những ngày còn lại chỉ cần lau sạch bàn thờ. Dịp quan trọng nhất trong năm mà gia chủ cần để ý chính là ngày 23 tháng chạp. Đây là ngày ông Táo về trời, bẩm báo công việc trong năm qua và chuyển giao sang năm mới, do đó, gia chủ cần sửa soạn mâm lễ, dâng nhang để tiễn ông Táo.

    • Lễ cúng 

    Vào ngày rằm, mùng 1, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm cơ bản như bánh, hoa tươi, nước, trái cây và thắp nhang. Đối với ngày 23/12, chủ nhà cần sắm đầy đủ lễ vật gồm: 

    • 3 bộ áo mũ 
    • Cá chép 
    • Tiền vàng 
    • 2 đôi hài giấy và 1 chiếc áo 

    Mâm cỗ cúng gồm: 

    • 1 lọ hoa cúc
    • Trái cây
    • Trầu cau
    • Rượu
    • 1 đĩa gạo
    • 1 đĩa muối trắng
    • 3 chén rượu
    • 1 con gà luộc
    • Thịt lợn luộc
    • Rau xào
    • Canh
    • Văn khấn 

    Bài văn khấn chính là sự kết nối giữa người trần mắt thịt và các vị thần linh hay tổ tiên, thể hiện lòng thành kính cũng như biểu đạt mong muốn, ước nguyện của bản thân. Chính vì vậy, khi thờ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn kỹ lưỡng.

    8. Kết luận

    Tìm hiểu kỹ về những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ông Táo, bạn sẽ có sự chuẩn bị, sắp xếp cẩn thận, chính xác đối với việc thờ cúng và các vấn đề tâm linh trong gia đình. Ông bà ta vẫn thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy nên, chỉ cần gia chủ có lòng và sự chuyên chú, bề trên chắc chắn sẽ chứng giám và phù hộ độ trì cho bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức phong thủy thật bổ ích.

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ